Trong thiết kế và sản xuất các sản phẩm nội thất thì chúng ta sẽ nghe tới gỗ Veneer. Vậy Veneer là gì, vật liệu này có cấu tạo và ưu điểm ra sao? Hiện nay chất liệu này được ứng dụng vào những sản phẩm nào cụ thể? Để hiểu rõ hơn về Veneer thì bài viết của Truong Sa Door sẽ giải đáp chi tiết.
Định nghĩa veneer là gì?
Veneer là một loại gỗ tự nhiên đã được xử lý lạng mỏng ra tạo thành các tấm có độ dày chừng 0.6mm – dưới 3mm. Các tấm Veneer này được sử dụng để sản xuất ra đồ đạc nội thất trong nhà, nội thất cho xe ô tô, làm các đồ nhạc cụ, dụng cụ,…
Với nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng Veneer lại không phải là gỗ tự nhiên thuần 100%. Cấu tạo của gỗ này sử dụng cốt gỗ công nghiệp với bề mặt phủ bằng lát gỗ tự nhiên.
Với tình hình nguồn tài nguyên rừng dần cạn kiệt thì sự ra đời của Veneer chính là giải pháp thay thế tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cuộc sống mà không phải khai thác gỗ quá nhiều. Từ một cây gỗ tự nhiên có thể tạo ra được rất nhiều tấm gỗ Veneer. Trong quá trình sản xuất sẽ dùng nhiều cốt gỗ và các phụ gia khác nữa.
Gỗ này có bảng màu sắc và vân gỗ đa dạng. Với phong phú về diện mạo thì người dân có thể nhiều lựa chọn để sử dụng đồ nội thất đẹp mắt, thay đổi phong cách nhà mình theo sở thích. Giờ mọi người đã nắm rõ về veneer là gì rồi.
Đặc điểm của gỗ veneer là gì?
Veneer có đặc điểm là điều mà đông đảo khách hàng sẽ quan tâm. Cụ thể thì nó mang theo cả đặc tính của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Diện mạo bên ngoài mang tính chất gỗ tự nhiên, vân độc đáo tự nhiên. Còn cốt gỗ thì có tính chất của gỗ công nghiệp như dễ gia công, khá nhẹ, chống cong vênh, độ bền bỉ cao.
Ưu điểm của gỗ veneer
Bất cứ sản phẩm nào cũng có ưu điểm và với chất gỗ này cũng vậy. Bạn sẽ tận dụng được các ưu điểm sau:
- Tính thẩm mỹ của Veneer rất cao, đa dạng màu sắc, dễ dàng thiết kế các sản phẩm khác nhau, có thể định hình kiểu dáng, hoa văn
- Gỗ này phủ bề mặt trên bằng nguồn gốc gỗ tự nhiên nên màu sắc rất thu hút.
- Giá thành các sản phẩm làm từ gỗ này rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
- Có khả năng chống mối mọt, chống cong vênh, hạn chế tác động từ môi trường bị phồng rộp.
Nhược điểm của veneer là gì?
Bên cạnh các ưu điểm thì chất liệu này còn một số nhược điểm:
- Xét về độ bền thì Veneer sẽ không bằng được gỗ tự nhiên, tuổi thọ cũng không cao bằng
- Các tấm gỗ tương đối mỏng, cốt gỗ công nghiệp có sử dụng hóa chất nên sẽ tồn tại hạn chế về độ chắc chắn. Khi đi vào sử dụng nếu chẳng may va chạm thì có thể bị trầy xước
- Tính năng chống thấm nước thì không bằng được gỗ tự nhiên. Nếu để tiếp xúc quá lâu trong môi trường có nước thì có thể bị thấm và thay đổi tính chất, xuống cấp.
Một số loại gỗ Veneer
Việc phân loại Veneer được nhiều khách hàng quan tâm. Dựa vào tính chất, đặc điểm, màu sắc thì người ta có thể nhận biết được các dòng gỗ khác nhau.
Phân theo tính chất
Nếu phân loại theo tính chất sẽ có các dòng gỗ:
- Raw veneer: Dòng này thì không có cốt gỗ, người dùng có thể dán cả 2 mặt.
- Paper-backed veneer: Sản phẩm có phần cốt giấy ở dưới dùng để phủ bề mặt diện tích nhỏ hoặc các đường cong.
- Phenolic-backed : Dòng veneer nhân tạo được ứng dụng trong sản xuất nội thất
Phân loại theo các dòng gỗ
Nếu phân theo thành phần phối hợp sẽ có các dòng gỗ:
- Veneer Sồi: Dòng gỗ này được làm từ cốt gỗ công nghiệp và bề mặt dùng gỗ sồi lạng mỏng rồi sấy khô.
- Veneer óc chó: Chất lượng dòng gỗ này rất tốt, sử dụng thành phần gỗ óc chó nhập khẩu từ Bắc Mỹ.
- Veneer tần bì: Dòng gỗ này có độ mềm nhất định, co giãn theo tác động của thời tiết. Gỗ này hay được ứng dụng làm cánh cửa, khuôn và đồ đạc nội thất.
- Veneer Xoan đào: Cốt gỗ công nghiệp và bề mặt dùng gỗ xoan đào tự nhiên lạng mỏng phơi, sấy khô. Sau đó dán lên các tấm ván thành phẩm sử dụng.
Cách tạo ra gỗ công nghiệp Veneer
Việc tạo ra gỗ công nghiệp Veneer cần thực hiện theo quy trình và đúng các bước đáp ứng tiêu chuẩn về công nghệ cao, kỹ thuật tốt. Các bước sẽ cụ thể được nêu bên dưới đây:
- Bề mặt Veneer sẽ được lạng mỏng từ cây gỗ đem đi phơi và sấy khô. Sau đó dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp để làm ra sản phẩm nội thất chất lượng, đa dạng mẫu mã.
- Các ván gỗ thông dụng như gỗ HDF, MDF, MFC được tráng keo trên bề mặt
- Tiến hành nối từng tấm Veneer lại với quy chuẩn 1200x2400mm bằng keo. Tiếp tục việc dán tấm Veneer lên bề mặt cốt gỗ đã phủ keo.
- Dùng máy ép nguội hoặc ép nóng thực hiện ép tấm trên đến khi dính và bằng phẳng bề mặt.
- Dùng máy chà nhám tạo độ láng mịn trên bề mặt gỗ Veneer.
Ứng dụng của Veneer trong sản xuất nội thất
Veneer là gì bạn đã rõ, còn ứng dụng thì sao? Một trong những công dụng hữu ích của Veneer chính là sản xuất đồ đạc nội thất. Hiện nay các món đồ nội thất đã đa dạng hơn trong mẫu mã, cách sử dụng, kích thước nên Veneer sẽ phát huy tối đa công năng trong thực tế:
Cửa Veneer
Rất nhiều công trình sử dụng cửa gỗ HDF Veneer làm cánh cửa nhà, cửa sổ, cửa phòng tắm, cửa nhà vệ sinh, vách ngăn, cửa thông phòng,…Có nhiều mẫu cửa khác nhau, màu sắc Veneer cũng được thiết kế đa dạng như xám, nâu vàng, nâu đỏ,…
Chất liệu này có thiết kế bắt mắt, trọng lượng không quá nặng, giá thành phải chăng. Thích hợp để làm cửa 1, 2, 3, 4, 6 cánh tùy nhu cầu.
Tủ bếp
Tủ bếp chính là một sản phẩm tiếp theo sử dụng tới Veneer với đặc tính là tương đối bền, thiết kế nhiều phong cách khác nhau. bạn có thể chọn gỗ veneer óc chó, gỗ veneer sồi và gỗ veneer xoan đào để trang hoàng căn bếp nhà mình tiện nghi hơn.
Sàn gỗ
Sàn nhà khá là thịnh hành sử dụng gỗ Veneer tạo nên độ bóng sáng, bề mặt nhẵn phẳng cực kỳ đẹp và sang trọng cho ngôi nhà. Sản phẩm sẽ mang theo nét cao cấp của gỗ tự nhiên mà giá thành lại không hề đắt đỏ. Với ngôi nhà lớn thì phần sàn nhà cần diện tích phủ nên chọn Veneer giúp chủ nhà tiết kiệm khá nhiều chi phí.
Giường gỗ
Giường được làm bằng chất liệu gỗ Veneer đảm bảo mẫu mã đẹp, đủ các kiểu dáng từ cổ điển, tân cổ điển, hiện đại đều đáp ứng tốt. Sản phẩm này tương đối chắc chắn, có thể phủ màu sơn phù hợp với không gian từng ngôi nhà.
Kệ trang trí
Nếu ngôi nhà của bạn thích sử dụng kệ trang trí theo phong cách Eco, đơn giản hay Scandinavian thì lựa chọn chất liệu Veneer này hoàn toàn hợp lý. Chiếc kệ bằng gỗ màu sắc đẹp sẽ giúp căn nhà trở nên sáng bừng sức sống và gọn nhẹ, không tốn nhiều diện tích sử dụng.
Đặt cửa gỗ Veneer tại Truong Sa Door
Nếu bạn muốn đặt các bộ cửa gỗ Veneer chất lượng cao, đa dạng các mẫu mã, giá thành phải chăng thì liên hệ với CÔNG TY CỔ PHẦN SX – TM – XNK TRƯỜNG SA. Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên môn cao sẽ tư vấn cho khách hàng mẫu cửa phù hợp với phong cách và diện tích ngôi nhà.
Các bộ cánh cửa Veneer có thể sử dụng cốt gỗ công nghiệp MDF, HDF tùy theo lựa chọn khách hàng. Bạn có thể đặt bộ cửa 1, 2, 3, 4, 6,…cánh, kiểu mở quay, cửa trượt, cửa nắm đều đáp ứng tốt. Sau khi hoàn thiện sản phẩm sẽ gửi tận nhà lắp đặt cho người dùng.
Khái niệm Veneer là gì, có những ưu – nhược điểm nào và ứng dụng ra sao trong thực tế cuộc sống thì mọi người qua phần nội dung đã rõ. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ về một chất liệu tốt và có thể linh hoạt sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau có giá trị cao.
CÔNG TY CỔ PHẦN SX – TM – XNK TRƯỜNG SA
- Showroom I: 883 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp HCM
- ĐT: (028) 38 941 580 – Fax: (028) 38 941 581
- Email: sales@truongsadoor