Ngày nay, cửa lùa bằng gỗ là một trong những phương án tối đa nhằm hỗ trợ tiết kiệm tối đa diện tích cho ngôi nhà. Đặc biệt là những ngôi nhà có diện tích hẹp và hạn chế. Rất nhiều người vẫn chưa biết về dạng cửa lùa bằng gỗ này, bài viết hôm nay Trường Sa Door sẽ chia sẻ đến bạn cách làm cửa lùa bằng gỗ chi tiết nhất.
Giới thiệu chung về cửa lùa bằng gỗ
Cửa lùa bằng gỗ là một dạng sản phẩm được cấu tạo so le với nhau và song song với khung cửa. Khi bạn thực hiện kéo mở hoặc đóng cửa, cửa gỗ này sẽ được trượt trên một đường ranh cố định.
Bạn có thể kéo cánh cửa về bên trái hoặc bên phải tùy thuộc vào cách làm cửa lùa bằng gỗ từ thiết kế ban đầu. Ngày nay, cửa lùa còn được gọi với những cái tên thông dụng khác như cửa trượt. Trên thực tế, cửa này hiện nay vô cùng thông dụng và tiện ích cho mọi nhà.
Các loại cửa lùa gỗ thông dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cửa lùa gỗ khác nhau. Nếu bạn muốn thực hiện cách làm cửa lùa bằng gỗ, một số cửa lùa thông dụng mà chúng tôi muốn đề xuất cho bạn thực hiện đó là:
Cửa gỗ lùa 1 cánh
Đối với việc lắp ráp cửa lùa gỗ, người dùng thường đánh giá đây là một giải pháp vô cùng thông minh. Điều này giúp tiết kiệm những không gian hoàn hảo và phù hợp với nhiều ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp. Nhờ tiện ích lùa cửa gỗ dạng trượt này, mà phương pháp càng ngay càng chiếm được xu hướng thiết kế của nhiều gia đình.
Người Việt thường có gu thẩm mỹ cao và quan trọng trong quá trình thiết kế, việc sử dụng cửa trượt gỗ 1 cánh cho ngôi nhà thường sẽ được bố trí tại cửa thông phòng, nhà tắm, NVS. Đây là một điều vô cùng tiện lợi giúp người dùng có thể thoải mái bố trí thêm không gian khác và tránh được cảm giác hạn hẹp của mỗi phòng.
Cửa gỗ lùa 2 cánh tinh tế hiện đại
Cửa gỗ lùa 2 cánh tinh tế hiện đại này thường đa số phổ biến ở các nước như Nhật hoặc Hàn Quốc. Ưu điểm của chúng chính là đóng mở rất nhanh, dễ dàng thu gọn sát vào tường. Ở Việt Nam, Cửa gỗ lùa 2 cánh này thường được sử dụng tại một số nhà hàng Nhật, văn phòng hoặc khách sạn, …
Có thể thấy rằng cửa gỗ lùa 2 cánh thực tế rất phù hợp với những công trình biệt thự sân vườn, nhà phố, penthouse, … Đây là công trình xây dựng đòi hỏi những không gian rộng rãi, tầm nhìn lớn và cần tiết kiệm diện tích. Cửa lùa bằng gỗ sẽ được phép sử dụng cửa có kích thước lớn, tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu lực tốt và độ an toàn tuyệt đối.
Kết cấu chịu lực chính là các phụ kiện đi kèm với cửa gỗ và ray cửa. Các phụ kiện này yêu cầu phải có chất lượng tốt và được bảo dưỡng định kỳ. Việc lựa chọn cách làm cửa lùa bằng gỗ 2 cánh nhằm mục đích nới rộng không gian và tạo được điểm nhấn cho ngôi nhà. Điều này tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái cho người sử dụng.
Cách làm cửa lùa gỗ
Những năm gần đây xu hướng thiết kế nhà với diện tích nhỏ và vừa thưởng sử dụng cửa lùa bằng gỗ. Các loại cửa gỗ 1 cánh, 2 cánh mở trượt được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng đầu. Vậy quá trình thực hiện cách làm cửa lùa bằng gỗ cụ thể như thế nào? Cùng Trường Sa Door tìm hiểu ngay các bước dưới đây nhé.
Bước 1: Thực hiện khảo sát công trình xây dựng
Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng để nhận định được việc ngôi nhà của bạn có đủ tiêu chuẩn lắp đặt hay không. Kích thước ô chia tường, khoảng cách cần thiết để làm cửa đều là những yếu tố quan trọng. Chính vì vậy, việc thực hiện khảo sát này luôn cần có một độ chính xác nhất định.
Bước 2: Lên kế hoạch thiết kế cửa lùa bằng gỗ
Sau khi bạn đã xác định được các yếu tố cần thiết, bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho bản vẽ thiết kế. Khi thực hiện cách làm cửa lùa bằng gỗ, kích thước sẽ được tính cụ thể theo số liệu chính xác. Điều này để khi bạn đóng cửa phải che được ô chừa tường với các khe hở xung quanh. Số liệu chi tiết trong công tác triển khai và lắp ráp sẽ được thống nhất một cách chính xác.
Bước 3: Thao tác chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết
Ở bước thực hiện cách làm cửa lùa bằng gỗ này, để có thể cho ra một sản phẩm cửa lùa hoàn chỉnh, bạn cần phải tìm hiểu cách thức hoạt động và công năng của cửa cụ thể đó là:
- Bộ ray cửa lùa như bạn đã biết, đây là một phụ kiện vô cùng quan trọng trong việc thiết kế lắp ráp cửa lùa. Phụ kiện được bố trí khá đơn giản với một thanh ray bằng thép hoặc nhôm. Tùy theo cánh cửa gỗ mà bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà mình.
- Bên trong ray cửa gỗ trượt chính là bộ bánh xe cửa lùa. Tùy theo trọng lượng cửa gỗ mà có nhiều loại khác nhau. Một phần phụ kiện này sẽ được gắn vào cánh cửa, phần còn lại sẽ được sử dụng trượt trong hệ thống trượt ray.
- Ngoài ra, trong cấu tạo của cửa lùa gỗ sẽ có một cặp điểm dừng để có thể điều chỉnh gọi là Stopper. Đây là một phần phụ kiện hỗ trợ hạn chế chuyển động của cửa gỗ khi hoạt động.
Bước 4: Quá trình thực hiện lắp cửa lùa bằng
Trong cách làm cửa lùa bằng gỗ, khi thực hiện lắp ráp bạn cần thực hiện bắt ray trượt cửa gỗ lùa vào giá đỡ bằng gỗ trước. Sau đó, thực hiện lắp thêm giá gỗ đỡ vào tường, cách ô chờ đúng kích thước trong bản thiết kế. Điều này để không ảnh hưởng đến cao độ của cửa lùa khi đưa vào hoạt động.
Sau khi đã cố định hệ thống ray, bạn tiếp tục bắt bánh xe vào. Sau đó thực hiện liên kết cánh cửa gỗ với hệ thống ray treo bên trên bằng bánh xe. Trên bánh xe sẽ có ốc điều chỉnh cao thấp của cánh cửa gỗ. Điều này giúp cửa gỗ hoạt động mà không bị vướng phải vào tường hoặc sàn nhà.
Để cửa khi hoạt động không bị trượt khỏi ray, lúc thực hiện bạn nên gắn thêm cục chặn cửa – stopper. Việc gắn cục chặn cửa này sẽ giúp cửa gỗ lùa chạy theo một hướng và không bị lêch, lung lay hay va đập gây trầy xước cửa. Bạn có thể thực hiện che giá đỡ bằng hộp gỗ để tăng thêm tính thẩm mỹ cho cửa lùa. Cuối cùng, thực hiện lắp khóa cửa là xong.
Bước 5: Nghiệm thu và vận hành thử cửa lùa
Sau khi đã hoàn tất việc lắp đặt, điều cuối cùng bạn cần làm đó là nhiệm thu quá trình thực hiện. Bạn cần xem cửa có bị vướng tường không, có khung bao hay cấn sàn không? Khoảng cách độ hở có trong phạm vi cho phép không? Tất cả các điều này đều ảnh hưởng đến việc hoạt động của cửa, nên bạn cần lưu ý nhé.
Kinh nghiệm chọn lựa cửa lùa bằng gỗ
Hiện nay, cửa lùa bằng gỗ khá thông dụng trong đời sống bởi đặc điểm riêng biệt của đường ray. Những loại cửa thông thường sẽ không thể tiện dụng được như vậy nên khi thực hiện cách làm cửa lùa bằng gỗ người dùng thường rất quan tâm và chú ý. Việc vận dụng kinh nghiệm lựa chọn loại cửa này cũng giúp bạn có một chiếc cửa chuẩn và phù hợp với ngôi nhà mình hơn.
Mặt khác, để tạo nên tổng thể ngôi nhà hài hòa sang trong nhất, bạn cần chú ý thêm về tông màu chủ đạo của toàn bộ không gian nhà mình. Từ đó, lựa chọn mẫu cửa lùa gỗ phù hợp nhất để tạo nên sự liên kết với những món đồ nội thất khác trong ngôi nhà của bạn thêm hoàn mỹ hơn.
Như vậy, Trường Sa Door đã cung cấp chi tiết thông tin về hướng dẫn cách làm cửa lùa bằng gỗ cho người đang tìm hiểu hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn cửa gỗ lùa một cách phù hợp nhất. Từ đó, mang đến cho bạn không gian ngôi nhà thêm hiện đại và tinh tế hơn.